Cà gai leo bài thuốc dân gian điều trị khỏi viêm gan B
Cà gai leo và các loại cây thuốc nam dễ trồng
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới cà gai leo khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm gan B một con số đáng báo động. Việc tìm ra cây cà gai leo có ý nghĩa hết sức lo lớn góp phần hạn chế sự lây lan và tốc độ phát triển của căn bệnh này. Hiện nay rất nhiều bệnh nhân mắc viêm gan B đã chuyển hẳn sang dùng cà gai leo do tính hiệu quả và kinh tế của vị thuốc này.
Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được Y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của Gan. Ngày nay y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh cà gai leo có những hoạt chất quý cho gan. Đặc biệt vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hay, nào ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây thuốc này nhé. Cà gai leo (CGL) là một trong số ít những vị thuốc nam có tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc viêm gan B (Cây được đặc biệt chú ý bởi hiệu quả của nó trong hỗ trợ điều trị viêm gan B do trong cây có chứa các hoạt chất kháng virus viêm gan B rất mạnh. Kinh nghiệm cho thấy chỉ từ sau 6 đến 8 tháng sử dụng nước sắc cây cà gai leo liên tục là bệnh chuyển về âm tính).
Bạn có thể dùng cà gai leo khô sắc uống hàng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được triết xuất từ cây cà gai đều được. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc này.
Quả cà gai
Chú ý có 2 loại cà gai leo, tránh nhầm lẫn khi sử dụng:
Cà gai leo hoa trắng, dây nhỏ: Dùng làm thuốc
Cà gai leo : Hoa tím, dây lớn ít dùng.
Video lương y Hà Văn Tiêu giới thiệu về tác dụng của cây cà gai leo
Cà gai leo còn có tên khác: là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm, cà dây leo.
Cà gai leo có Tên khoa học là: ( Solanum hainanense – Hance Solanaceae).
Khu vực phân bố:Cà gai leo phân bố chủ yếu ở các tỉnh niền núi phía Bắc, các tỉnh Miền trung và một số nơi ở miền Nam.
Bộ phận dùng: Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
Cách chế biến và thu hái:Cà gai leo mọc tự nhiên ở các sườn đồi, ven suối. Cây phát triển mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Cây được thu hái quanh năm để sử dụng làm thuốc. Cây ra hoa vào tháng 8 và cho quả vào tháng 10 hàng năm. Cách đơn giản nhất để chế biến cà gai leo là cắt ngắn và phơi khô, sau đó sao vàng.
Tính vị: Nước sắc cà gai leo có màu nâu sẫm, vị thơm ngon, uống rất thích, có thể uống thay cho trà hàng ngày.
Thành phần hóa học:Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng điều trị các bệnh liên quan đến gan.
Công dụng của cây cà gai leo
Theo kinh nghiệm dân gian cà gai leo điều trị các bệnh về gan đặc biệt hiệu quả. Xưa kia chưa có nhiều loại thuốc như bây giờ, khi mắc các bệnh về gan như: Bệnh vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa nhân dân thường lấy cây Cà gai leo về hãm nước dùng hàng ngày mà điều trị bệnh. Dưới đây chúng tôi xin thống kê một số tác dụng quý của cây cà gai leo như sau:
Nước sắc cà gai có tác dụng: Hạ men gan, mỡ máu
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của vius viên gan B
Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
Làm giảm các các triệu chứng của bệnh gan như: Đau tức hạ sườn phải, vàng da …
Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, điều trị say rượu, giải rượu.
Các vị thuốc đem rửa sạch rồi sắc hoặc hãm với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa và duy trì thời gian sôi nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút. Chắt nước uống trong ngày (Nên uống nóng vị sẽ thơm ngon hơn)
Đây là cách dùng chúng tôi chích dẫn từ bài thuốc dân gian mà lương y Hà Văn Tiêu – chủ tịch hội đông y TP. Hà Nội đã hướng dẫn ở Video về cây Cà gai leo. Cách dùng trên đã được hàng trăm bệnh nhân viêm gan B áp dụng hiệu quả, đã có nhiều bệnh nhân viêm gan B chuyển âm tính nhờ áp dụng cách kết hợp cà gai leo, xạ đen và mật nhân chỉ sau từ 6 đến 8 tháng điều trị liên tục.
Lưu ý khi sử dụng
Đối với phụ nữ đang mang thai: Không dùng cà gai leo cho phụ nữ đang mang thai
Đối với phụ nữ đang cho con bú: Qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy cà gai leo không có tác dụng phụ đối với phụ nữ đang cho con bú, do đó bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!