Email: thaoduotandat@gmail.com Hotline: 0933.526.598
Giỏ hàng
Tổng tiền :
SẢN PHẨM Cây thuốc Nam Trà hoa thảo dược Tinh dầu thiên nhiên Bột thảo dược - Bột thực phẩm Dược liệu quý hiếm

Mộc hương (quế hoa), loài hoa thơm ướp trà, điều trị ho đờm, bế kinh, hôi miệng


Nếu nói cây quế, nhiều người sẽ khó hình dung đó là cây gì vì rất nhiều cây có cùng tên này. Thế nhưng, nếu nói cái bóng đen trên mặt trăng cũng được người ta gọi là cây quế mà người thợ đốn củi chặt mãi không được (đến giờ hóa thành chú cuội) thì có lẽ nhiều người sẽ thấy quen hơn. Và nếu nói đó là cây mộc hương ở nước ta, tức cây hoa mộc thì có lẽ nhiều người sẽ không lạ gì.


Ở nước ta, thảo dược này có nhiều ở Tây Nguyên và miền Bắc. Đây là loại cây cổ thụ lâu năm, chậm lớn và đặc biệt có hoa rất thơm.

Các cụ ngày xưa thường bảo “sắc trà hoa mộc” và đúng như thế, hoa mộc hương rất thơm và mùi thơm cũng rất lạ, rất sâu. Những người trồng hoa mộc hương, buổi sáng mở cửa ra thì hương hoa xông vào mũi và cuốn hút lạ thường, vì vậy mà khi nói về loài hoa này, họ đều dành những lời khen “có cánh”.

 

Cây mộc hương (cây mộc, mộc tê, quế hoa, hoa quế, hoa mộc…) có tên khoa học là Osmanthus fragrans, thuộc họ Nhài: Oleaceae (1).


Như vậy, cây mộc hương trong trường hợp này là để chỉ loài cây thân gỗ, được phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo màu sắc của hoa như trắng, vàng hoặc vàng cam… Hoa mộc hương rất nhỏ nhưng có mùi thơm mạnh, vì vậy, cây mộc hương thường được trồng làm cảnh trong các khuôn viên như công viên, nhà ở, đình chùa… Với hoa mộc hương (quế hoa), người ta thường dùng để ướp trà, làm trà, làm bánh, nấu chè… Bạn đã ăn qua món bánh “quế hoa cao” nổi tiếng của người Trung Quốc chưa?


 

Tham khảo: Vân mộc hương vị thuốc quý điều trị bệnh đường ruột, tiêu hóa kém


Công dụng làm thuốc của hoa mộc hương


Các bộ phận của cây mộc hương như hoa, quả, vỏ và rễ đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó, hoa là loại được sử dụng chủ yếu.

Theo y học cổ truyền, hoa mộc hương có vị cay, tính ấm và có các tác dụng sau:

 

Liều dùng: mỗi ngày sắc lấy nước từ 1, 5 – 3 g hoa (hoặc hãm nóng, ngâm rượu đều được). Ngoài ra, nếu bị loét miệng, có thể lấy vài bông hoa mộc hương đem phơi trong gió mát cho khô (phơi âm can), sau đó tán thành bột mịn và rắc vào chỗ loét.

Trong làm đẹp, hoa mộc hương được nấu với dầu mè rồi chải lên tóc, giúp tóc thơm và mượt (2).

 
Hoa mộc khô


Công dụng của quả, rễ và vỏ mộc hương

Quả: Quả mộc hương cũng có vị cay nhưng là cay ngọt, thường được dân gian dùng với tác dụng tán hàn qua các bệnh cụ thể như: đau dạ dày, đau gan thận do lạnh. Liều dùng mỗi ngày là 10 – 12 g quả, sắc lấy nước uống. Ngoài cách dùng độc vị này, dân gian cũng dùng kết hợp quả mộc hương (6 g) với sa nhân (6 g), hương phụ (9 g) và cao lương khương (9 g), sắc lấy nước uống 

Rễ cây: Khác với hoa và quả, rễ mộc hương có vị ngọt nhưng hơi chát, thường được dùng trong điều trị thận hư, phong thấp, nhức mỏi gân xương và đau răng. Liều dùng tham khảo là 9 – 15 g khô, sắc lấy nước uống (nếu dùng tươi thì sắc 30 – 90 g tùy vào bệnh trạng) (2).

Vỏ cây: Ngoài ra, vỏ cây mộc hương còn được nấu lấy nước uống giúp sáng mắt và làm sắc diện đẹp đẽ (dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc).


 
trà hoa mộc khô
 


Cây mộc hương trong thơ ca Việt Nam

Trong thơ ca Việt Nam, cây mộc hương thường được gọi là cây quế và hoa của nó cũng thường được gọi là quế hoa. Với mùi hương đặc biệt quyến rũ của nó, dân gian đã đem vào ca dao bằng những vần thơ dí dỏm:
“Dầu bông quế, dầu bông hường
Hải đường thơm thiệt là thơm
Tóc em như lông con chó xồm
Xức dầu thì xức, ai thèm dòm bớ em Hai” .


Nếu thấy bài viết có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!



 

Tin tức liên quan

Người đại diện: Nguyễn Thị Quyên - MST: 8024762019 - Số GPKD: Số 46G8026587

X

Gửi yêu cầu tư vấn

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin